CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57B/QĐ-CĐYDTL ngày 18/10/2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y – Dược Thăng Long)
Tên ngành: Y học cổ truyền
Mã ngành: 5720102
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) trở lên
Thời gian đào tạo: 02 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo người học Trung cấp Y học cổ truyền có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Y học cổ truyền bậc trung học, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khỏe; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
– Khám và chữa các bệnh và chứng bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
– Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu.
– Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương.
– Chế biến và bào chế một số dạng thuốc Y học cổ truyền.
– Hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng thuốc Nam để chữa một số bệnh và chứng bệnh tại nhà.
– Giáo dục, hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng, khai thác các cây, con và nguyên liệu làm thuốc.
– Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.
– Tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các chương trình y tế quốc gia tại địa phương.
– Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác Y học cổ truyền của địa phương.
– Tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ.
– Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên y tế, học sinh y tế thực tập tại đơn vị.
– Tham gia công tác hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công.
– Quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị trong khoa/phòng, đơn vị.
– Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Người có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền được tuyển dụng làm việc tại Trạm y tế xã/phường, bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền của bệnh viện.
Người có bằng Trung cấp Y học cổ truyền nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể được đào tạo thành Bác sĩ Y học cổ truyền theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
* Số lượng môn học/mô đun: | 30 |
* Khối lượng kiến thức toàn khóa học: | 95 ĐVHT |
* Tổng số tiết học toàn khóa | 2414 |
* Số tiết lý thuyết | 864 |
* Số tiết thực hành | 1550 |
* Số tiết học các môn chung | 437 |
* Số tiết học các môn cơ sở | 737 |
* Số tiết học các môn chuyên môn | 1240 (51%) |
* Tỷ lệ số tiết lý thuyết/thực hành (toàn khóa) | 56% |
3. Nội dung chương trình
PHÂN PHỐI QUỸ THỜI GIAN KHOÁ HỌC
Học kỳ 1: 21 tuần
TT | TÊN HỌC PHẦN | Số ĐVHT | PHÂN BỐ | Đánh giá | ||||
LT | TH | Ghi chú | ||||||
Buổi | Tiết | Buổi | Tiết | |||||
I | Các môn học chung | |||||||
1 | Giáo dục quốc phòng | 2 | 4 | 16 | 9 | 45 | Thi | |
2 | Chính trị 1 | 3 | 11 | 44 | 1 | 5 | Thi | |
3 | Chính trị 2 | 3 | 11 | 44 | 1 | 5 | Thi | |
4 | Ngoại ngữ 1 | 3 | 11 | 44 | 1 | 5 | Thi | |
5 | Ngoại ngữ 2 | 3 | 11 | 44 | 1 | 5 | Thi | |
6 | Thể dục thể thao 1 | 1 | 1 | 4 | 5 | 25 | Thi | |
7 | Thể dục thể thao 2 | 1 | 1 | 4 | 5 | 25 | Thi | |
8 | Giáo dục pháp luật | 2 | 8 | 32 | 0 | 0 | Thi | |
9 | Tin học | 3 | 5 | 20 | 14 | 70 | Thi | |
II | Các môn học cơ sở | |||||||
10 | Giải phẫu – Sinh lý | 5 | 12 | 48 | 12 | 60 | Thi | |
11 | Vi sinh – ký sinh trùng | 2 | 5 | 20 | 4 | 20 | Thi | |
12 | Điều dưỡng cơ bản và Kỹ thuật điều dưỡng | 3 | 7 | 28 | 7 | 35 | Thi | |
13 | Vệ sinh phòng bệnh | 2 | 6 | 24 | 3 | 15 | Thi | |
14 | Dược lý | 3 | 7 | 28 | 7 | 35 | Thi | |
Tổng | 36 | 400 | 350 |
Học kỳ 2: 22 tuần
TT | TÊN MÔN HỌC | Số ĐVHT | Trung cấp YHCT | Đánh giá | Ghi chú | |||
LT | TH | |||||||
Buổi | Tiết | Buổi | Tiết | |||||
I | Các môn học cơ sở | |||||||
1 | Bệnh học Y học hiện đại | 4 | 15 | 60 | 0 | 0 | Thi | |
2 | Lâm sàng Y học hiện đại | 7 | 0 | 0 | 50 | 250 | Thi | |
3 | Cấp cứu ban đầu | 2 | 8 | 32 | 0 | 0 | Thi | |
4 | Quản lý và Tổ chức y tế | 2 | 8 | 32 | 0 | 0 | Thi | |
5 | Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe | 3 | 10 | 40 | 2 | 10 | Thi | |
II | Các môn học chuyên môn | |||||||
11 | Lý luận cơ bản Y học cổ truyền | 4 | 15 | 60 | 1 | 5 | Thi | |
12 | Châm cứu | 2 | 7 | 28 | 2 | 10 | Thi | |
13 | Đông dược và thừa kế | 3 | 8 | 32 | 6 | 30 | Thi | |
Tổng | 27 | 284 | 305 |
Học kỳ 3: 20 tuần
TT | TÊN MÔN HỌC | Số ĐVHT | Trung cấp YHCT | Đánh giá | Ghi chú | |||
LT | TH | |||||||
Buổi | Tiết | Buổi | Tiết | |||||
I | Các môn học chuyên môn | |||||||
1 | Bài thuốc cổ phương | 3 | 10 | 40 | 2 | 10 | Thi | |
2 | Bào chế đông dược | 2 | 6 | 24 | 3 | 15 | Thi | |
3 | Bệnh học Y học cổ truyền 1 | 3 | 12 | 48 | 0 | 0 | Thi | |
4 | Bệnh học Y học cổ truyền 2 | 3 | 12 | 48 | 0 | 0 | Thi | |
5 | Xoa bóp bấm huyệt – Dưỡng sinh | 2 | 5 | 20 | 4 | 20 | Thi | |
6 | Lâm sàng Y học cổ truyền | 13 | 0 | 0 | 110 | 550 | Thi | |
Tổng | 26 | 180 | 595 |
Học kỳ 4: 19 tuần
TT | TÊN MÔN HỌC | Số ĐVHT | Trung cấp YHCT | Đánh giá | Ghi chú | ||||
LT | TH | ||||||||
Buổi | Tiết | Buổi | Tiết | ||||||
I | Các môn học chuyên môn | ||||||||
1 | Thực tế cộng đồng | 2 | 0 | 0 | 20 | 100 | Báo cáo | ||
2 | Thực tập tốt nghiệp | 4 | 0 | 0 | 40 | 200 | Thi | ||
Tổng | 6 | 0 | 300 | ||||||
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
Chương trình khung ngành đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền (YHCT) là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khoá học 2 năm, được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo chương trình khung riêng.
4.1. Các môn học chung bắt buộc: do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/Ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Cấu trúc của Chương trình khung:
Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo Trung cấp YHCT gồm: Các môn học chung; các môn học cơ sở; các môn học chuyên môn; thực tế cộng đồng và thực tập tốt nghiệp; thi – kiểm tra kết thúc môn học và thi tốt nghiệp; nghỉ hè, lễ, tết; lao động công ích và mỗi năm học dự trữ 1 tuần. Phần này đã được quy định tại Bảng phân phối quỹ thời gian khoá học.
Mỗi năm học được chia ra làm 2 học kỳ. Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi không quá 6 tiết. Mỗi tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tập tốt nghiệp và lao động sản xuất được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ. Phần này đã được quy định tại các bản Kế hoạch đào tạo của từng Học kỳ.
Chương trình đào tạo Trung cấp YHCT gồm 30 môn học. Mỗi môn học đã được xác định số tiết học (bao gồm số tiết lý thuyết và thực hành môn học), hệ số môn học, và xác định thời gian thực hiện môn học theo Học kỳ của từng năm. Phần này đã được quy định tại Bảng phân bố chương trình đào tạo toàn khoá. Hiệu trưởng căn cứ vào chương trình khung để xây dựng chương trình môn học và lập kế hoạch đào tạo toàn khoá, kế hoạch đào tạo năm học.
4.3. Đánh giá học sinh:
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khoá học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Qui chế Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
4.4. Thực hiện môn học:
Các môn học trong chương trình đào tạo Trung cấp YHCT gồm 2 hoặc 3 phần sau đây:
- Giảng dạy lý thuyết
- Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường
- Thực tập tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng
4.4.1. Giảng dạy lý thuyết:
Thực hiện tại các lớp học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường cung cấp đầy đủ giáo trình môn học cho học sinh, các phương tiện, đồ dùng dạy học cho Thầy và Trò, các giáo viên giảng dạy môn học cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng môn học.
Môn học Bệnh học Y học hiện đại bao gồm các bệnh về Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Sản – Phụ khoa, Truyền nhiễm và các bệnh chuyên khoa. Số tiết của từng phần được quy định cụ thể trong chương trình chi tiết. Ngoài phần lý thuyết học tại trường, học sinh phải được thực tập lâm sàng tại các khoa tương ứng tại Bệnh viện. Học sinh học xong các môn học này có khả năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc những bệnh thường gặp (ở trình độ trung học) bằng Y học hiện đại, tạo khả năng cho học sinh có thể kết hợp YHHĐ và YHCT.
Môn Bệnh học Y học cổ truyền 1, 2 bao gồm các bệnh về Nội, Ngoại, Phụ-Sản, Nhi và Truyền nhiễm. Số tiết học của từng phần bệnh học YHCT được quy định cụ thể trong Chương trình chi tiết. Cùng với việc học lý thuyết tại trường, học sinh phải được thực hành lâm sàng tại các Bệnh viện/Khoa YHCT theo từng phần tương ứng. Học sinh vận dụng những kiến thức chung về YHCT để chẩn đoán, điều trị các bệnh thông thường bằng YHCT.
4.4.2. Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường:
Với các môn học có phần thực tập tại phòng thực hành nhà trường tổ chức để học sinh được thực tập đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực tập của học sinh, các trường xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành, xưởng bào chế, quầy thuốc YHCT…. Trong trường hợp nhà trường chưa đủ các phòng thực hành theo các môn học (thực hành Đông dược, Bào chế Đông dược…) nhà trường có thể liên hệ với các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế để tạo ra các cơ sở thực tập cho học sinh. Học sinh được đánh gía kết quả thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết môn học.
4.4.3. Thực tập tại Bệnh viện:
- Thời gian: Tổng số thời gian thực tập lâm sàng tại bệnh viện là 800 giờ, được bố trí vào các buổi sáng của học kỳ 2 năm thứ nhất (50 buổi sáng) và học kỳ 1 năm thứ hai (11 tuần – cả ngày).
- Địa điểm:
- Phần Bệnh học YHHĐ thực tập tại các khoa của Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc trung ương.
- Phần YHCT thực tập tại các khoa YHCT của Bệnh viện đa khoa hoặc tại các Viện, Bệnh viện chuyên khoa YHCT tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.
- Nội dung:
- Nội dung chủ yếu của thời gian thực tập lâm sàng tại bệnh viện là thực hành kỹ năng phát hiện triệu chứng, chẩn đoán, điều trị các bệnh thông thường bằng YHCT và YHHĐ, kết hợp YHCT và YHHĐ trong khám, chữa bệnh.
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người thân nhân người bệnh.
- Phụ tá các Bác sĩ thực hiện các kỹ thuật trong khám, chữa bệnh.
- Tham gia trực tại Bệnh viện.
- Ghi chép, sắp xếp hồ sơ, sổ sách, thuốc, dụng cụ tại khoa – phòng thực tập.
- Phần thực tập lâm sàng tại các Bệnh viện là phần quan trọng nhất trong chương trình đào tạo Trung cấp YHCT nhằm hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học Trung cấp YHCT.
- Mỗi phần thực tập lâm sàng tại Bệnh viện được bố trí thành một môn học riêng thể hiện bằng hệ số môn học, xếp loại môn học (môn thi – môn kiểm tra).
- Thời gian thực tập tại Bệnh viện của mỗi phần được bố trí tương ứng với thời điểm các môn học chuyên môn để học sinh thực hành và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng.
- Tổ chức thực tập: Căn cứ vào khối lượng thời gian, nội dung thực tập đã phân bổ theo từng học kỳ và tình hình thực tế của các cơ sở thực tập của trường và địa phương, Hiệu trưởng nhà trường bố trí các lớp học sinh thành từng nhóm (không quá 15 học sinh), quy định thời gian thực tập tại mỗi cơ sở thực hành để học sinh có thể luân phiên thực tập ở các cơ sở nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp toàn diện của học sinh. Tại mỗi cơ sở thực tập hoặc mỗi đợt thực tập, Hiệu trưởng quy định chỉ tiêu thực hành cho học sinh cần phải thực hiện. Trong thời gian học sinh thực tập tại bệnh viện phải có giáo viên của nhà trường hoặc giáo viên thỉnh giảng trực tiếp hướng dẫn học sinh.
- Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: Mỗi tuần thực tập tại Bệnh viện được đánh giá bằng một một điểm hệ số 1.
- Kiểm tra định kỳ: Kết thúc mỗi phần trong môn học được đánh giá bằng một điểm hệ số 2. (Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ là một bài thi thực hành khám bệnh, lập và ghi chép bệnh án, kỹ thuật chăm sóc người bệnh….)
- Đánh giá kết thúc: Thực hiện theo quy định môn thi/môn kiểm tra và hệ số môn học đã được ghi trong Chương trình khung. Điểm thi hoặc kiểm tra kết thúc môn học là điểm của bài kiểm tra thực hành (thực hiện một hay một số quy trình kỹ thuật trong khám, điều trị, chăm sóc người bệnh…), kết hợp với điểm hoàn thành các chỉ tiêu thực hành và điểm kiểm tra sổ thực tập của học sinh.
4.4.4. Thực tập tại cộng đồng:
- Thời gian: 2 tuần (cả ngày) thực hiện vào đầu học kỳ 2 năm thứ hai và được xác định là một môn học kiểm tra có hệ số 2.
- Địa điểm: tại các Trạm y tế xã và cộng đồng dân cư trong xã.
- Nội dung thực tập tại cộng đồng là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học tại nhà trường vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, tham gia các hoạt động khám, chữa bệnh tại Trạm y tế xã bằng Y học cổ truyền.
- Tổ chức thực tập: Ngay từ đầu khoá học, nhà trường cần xác định các địa điểm học sinh sẽ đến thực tập. Căn cứ vào mục tiêu học tập toàn khoá, Hiệu trưởng các trường xác định mục tiêu, nội dung học tập, chỉ tiêu thực hành tại cộng đồng, phân công giáo viên của trường, bồi dưỡng giáo viên kiêm chức, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần… và lập kế hoạch cụ thể cho mỗi đợt thực tập tại cộng đồng cho các khoá đào tạo. Học sinh thực tập tại cộng đồng nhất thiết phải có giáo viên nhà trường hoặc kết hợp với giáo viên kiêm chức để hướng dẫn, quản lý, đánh giá học sinh. Không được “khoán trắng” công việc hướng dẫn học sinh cho Cán bộ y tế xã.
- Đánh giá:
- Kiểm tra định kỳ: Trong thời gian thực tập tại cộng đồng, mỗi tuần học sinh làm một bài kiểm tra thực hành (kiểm tra định kỳ – hệ số 2).
- Đánh giá kết thúc: Cuối đợt thực tập, mỗi học sinh làm một báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thực tập, kết quả hoàn thành các chỉ tiêu thực tập và trình sổ thực tập. Giáo viên nhà trường kết hợp với giáo viên kiêm chức đánh giá kết quả thực tập và cho điểm kết thúc môn học (hệ số 3).
4.4.5. Thực tập tốt nghiệp:
- Thời gian: 04 tuần vào cuối học kỳ 2 của năm thứ hai. Học sinh thực tập cả ngày tại cơ sở thực tập.
- Địa điểm:
- Trạm y tế xã/ phường: 2 tuần
- Bệnh viện thuộc Trung tâm y tế huyện: 2 tuần
- Tổ chức thực tập: Hiệu trưởng nhà trường quyết định địa điểm, thời gian thực tập tại mỗi địa điểm, nội dung và chỉ tiêu thực hành của học sinh trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Nội dung: Học sinh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Trung cấp Y học cổ truyền dưới sự hướng dẫn cuả giáo viên nhà trường và giáo viên kiêm chức.
- Đánh giá:
- Kiểm tra định kỳ: Kết thúc thời gian thực tập học sinh làm một bài kiểm tra thực hành (hệ số 2).
- Thi kết thúc môn học: Cuối đợt thực tập tốt nghiệp mỗi học sinh thực hiện một bài thi thực hành và trình bày một tiểu luận .
- Nội dung kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học do Hiệu trưởng quy định.
- Điểm thực tập tốt nghiệp được tính như một môn thi (hệ số môn học là 4) và là một trong những điều kiện xét dự thi tốt nghiệp.
4.5. Thi tốt nghiệp:
- Thời gian ôn thi và thi tốt nghiệp: 08 tuần
- Môn thi tốt nghiệp:
- Môn thi Lý thuyết tổng hợp: Thi viết, thời gian làm bài 150 -180 phút. Sử dụng câu hỏi thi truyền thống. Nội dung đề thi tổng hợp các môn chuyên môn.
- Môn thi thực hành nghề nghiệp: Thí sinh làm bệnh án YHCT và thực hiện một hay một số quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh bằng YHCT.